kIẾN TRÚC MỸ THUẬT
PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
Kiến trúc Mỹ thuật Phật giáo ra đời chính yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người như tín ngưỡng, nghi lễ và sự tôn sùng Tam bảo. Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thì sự sùng bái, lòng kính tín, tôn thờ của con người đối với Đức Phật ngày càng nhiều hơn. Do đó mà nền kiến trúc mỹ thuật Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng với nhiều màu nhiểu vẻ tại mỗi quốc gia, nhưng tổng quát gồm ba hệ thống chính là: Tiểu thừa, Đại thừa và Mật thừa.
ĐỌC THÊMkiến trúc
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Nước ta, làng nào cũng có chùa, mỗi làng đều có một ngôi chùa, thậm chí có làng có đến hàng chục ngôi chùa. Chùa chiền, đình đền … là một yếu tố cấu thành nên cộng đồng dân cư làng xã. Thậm chí ngày nay khi mà xã hội đang được đô thị hoá tới khắp hang cùng ngõ hẻm, làng-xã có chùa thì chung cư-phố phường cũng phải có chùa.
Nhìn theo lịch sử của dân tộc, thì kiến trúc của Phật giáo Việt Nam hiển nhiên đã có một chặng đường lịch sử khá dài-gần 2000 năm. Phạm vi của hệ thống kiến trúc Phật giáo Việt Nam không chỉ giới hạn chung quanh những Tự viện Già lam mà còn cả nơi triều đình, công đường và bất cứ nơi nào mà mọi người có thể tập trung ít nhất từ hai người trở lên. Thậm chí còn lan toả vào tất cả mọi sinh hoạt nhân gian. Trải qua biến chuyển các thời kỳ lịch sử, sự khác biệt địa dư vùng miền vv… Tất cả hệ thống kiến trúc ấy được tập thành Ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Do vậy, ngày nay, vấn đề lớn đó đã và đang là một đề tài luôn luôn mới mẻ trong hội thảo Kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng của chúng ta ngày hôm nay.
ĐỌC THÊMKiến trúc Phật giáo trên thế giới và Việt Nam nước ta phát triển với các quy mô lớn nhỏ, công năng, loại hình kiến trúc đa dạng, phong phú nhưng bản chất vẫn là một thể thống nhất theo nguyên tắc cơ bản – như Thất đường Già Lam – nhằm phục vụ đời sống văn hóa con người cũng như nhu cầu tu tập giải thoát Giác ngộ.
Đọc thêm