TRÙNG HƯNG THIÊN TRÙ HƯƠNG TÍCH QUẢNG KÝ

Hương Sơn vốn là nơi thiên linh địa tú của nước Việt ta. Hơn nữa phong cảnh kỳ sơn tú thủy ngay chốn nhân gian còn lưu thánh tích Quán âm Đại sỹ. Đến với Hương Sơn không chỉ để du sơn ngoạn thủy mà là sự trở về quê Mẹ, tìm lại bản tâm tự tính. Tùng lâm Hương tích kể từ thời Tổ khai sơn phá thạch chống gậy tích mở cửa rừng, tạo nền móng dài lâu; trải qua bao phen thương hải tang điển, đất nước hưng vong, can qua nhiều bận, nhưng mạng mạch Tổng môn Hương tích vẫn bồi hoàn miền miên bất tuyệt…

Thủa ấy, Hương Sơn, bom rơi giặc phá, Phật cảnh điêu tàn không còn nếp cũ. Giữa cái buổi người người chạy loạn, chỉ riêng mình ẩn nhẫn bền tâm. Trên ba mươi năm, một bóng giữa sơn lâm, sớm móc chiều lam nương ảnh từ quang Đại sỹ. Tổ đệ thập – Hoà thượng thượng Thanh hạ Chân(1905-1989), quyết chẳng phụ ơn Tam Bảo, duy trì mạng mạch, sạch cỏ đỏ hương tìm người truyền trao, chấn hưng Tổ đạo, hoạch định công việc quy hoạch tái thiết Hương-Thiên. Vào buổi xuân sớm năm Kỷ Tỵ, nhận thấy “vật” đã tròn đầy, “gạo đã trắng, nước đã trong”, Tổ quyết định truyền trao Y bát, Tổ đình cho người kế nhiệm. Tôn sư tôi – Thượng tọa thượng Viên hạ Thành(1950-2002) tiếp nhận ngôi vị trụ trì đời thứ 11 Tùng lâm Hương Tích với sứ mạng nặng nề, khêu đèn tục diệm. Ngoài thì an dân giúp Đạo, trong thì khởi sự trùng hưng Phạm vũ. Kế thừa tinh thần hòa nhẫn, trong vuông ngoài tròn, tùy thuận nhân sinh, vẹn toàn Phúc Tuệ. Đúng như lời từ buổi thiếu thời:

“Ngày nay nước Việt trong Tăng chúng
Thêm một măng non kế trúc giả”

Thủa ấy, giai đoạn khó khăn chung của đất nước, kiếp hỏa đồng nhiên, đại thiên câu hoại, từ đời sống vật chất đến vòng tròn tư tưởng, ngoái lại nhìn mịt mùng mờ mịt, ngước mắt trông xa vọng trùng khơi. Cái cũ nền còn tưởng mất, cái mới chẳng vững nhân tâm. Khéo đẩy thuyền đi ngược nước, giữa bão bùng dựng chống nhân tâm. Ngay trong năm lãnh thụ truyền thừa Tông môn, Tổ mười một đã Trong Ngoài, Trên-Dưới vẹn toàn, thành lập Ban xây dựng Chùa Hương vào ngày 4 tháng 3 năm 1989 tại Pháp đường chùa Hương, tự thân đảm lãnh trách phận Trưởng ban xây dựng phục chế và tôn tạo chùa Hương, lo toan tài chính và thiết kế thi công, thảy đều do một mình gánh vác. Vào đúng ngày 11 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1989), xưa kia chùa bị phá trên nền cũ chỉ còn lau sậy, Tổ cho hưng công động thổ trùng hưng chính điện Thiên Trù. Với tâm nguyện “nội tu Hương tích bảo động-ngoại khai Phật cảnh Thiên trừ” dựng xây Bảo sở làm nơi quy ngưỡng cho Tăng chúng và thiện tín muôn phương

“Phạm vũ xưởng tân quy, quyết chí trùng khai Tam bảo địa
Lầu đài y cựu chỉ, thanh sơn biệt chiếm Nhất nam thiên”

Ngôi chính điện Thiên Trù, Tổ Đường, Điện mẫu, cổng Nam thiên môn, bái đường Tiên sơn…vv sừng sững giữa đất trời Nam thiên ngút ngàn mây nước. Chỉ hơn mười năm, quần thể tự viện Hương-Thiên trở lại nét đẹp phong quang, trang nghiêm u tịch chốn Thánh địa . Thật đúng như di huấn của chư Tổ :

Bất biến tuỳ duyên, thập thể thăng trầm huỳnh khởi
Tuỳ duyên bất biến, nhất tâm thể dụng vô thủ

Với sở học uyên thâm, giới đức trang nghiêm, từ bi vô lượng, những tưởng Tôn sư còn trụ thế lâu hơn để dẫn dắt môn đồ pháp quyền trên con đường tìm về bến Giác. Nào ngờ cơn bạo bệnh chợt đến, Tổ thuận lẽ vô thường trả tấm thân tử đại cho trần gian mộng ảo để trở về thế giới vô tung bất diệt.

Đất trời lại một phen vật đổi sao rời, nhân tâm bất định, phận Nạp tử kiên tâm bền trí theo di huấn chân ngôn Lục độ Tara của pháp tự truyền thừa tông môn đời thứ 12 khêu đèn tục diệm ngõ hầu hoàn thành mạng mạch được truyền trao. Sau khi tiếp nhận trụ trì, giữa những bộn bề của phủ trầm tĩnh động. Dẫu biết rằng sắc tướng tự thân có cương như hư thực, nên một lòng khăn khắn quyết không để Tổ mạch theo tùy thương hải . Dùng Chân để chuyển hóa cái tục phảm thưởng, dùng Hiển để dẫn nhân nhập Mật. Đâu chỉ nhận niềm tin mà còn phải chuyển hóa niềm tin thành sự nghiệp Hiển-Mật viên thông, xương minh Thánh giáo Varjayana sao cho xứng với Tông môn vĩnh chấn nhất Nam thiên.

Tam bảo Thiên trù vẫn bốn mùa hương ngát,
Tổ đường Phương trượng vẫn sớm chiều rạng ánh truyền đăng.
Tổ Đạo bất tuỳ thương hải biến
Sơn môn vĩnh chấn nhất Nam thiên

Với Tam thập dư niên uống nước lão mai Hổ khê, ăn rau sắng Hinh bồng, bất kể gió táp mưa sa thuận duyên thì nhiều mà nghịch duyên cũng không ít. Ngoài hoàn thiện công trình Phạm vũ vốn có lại mở mang thêm cảnh đẹp trời Nam, tiện cho tử chúng quy tâm, dân dân chiêm bái thánh tích, Nạp Tăng tôi cùng huynh đệ Tăng chúng-Phật tử Ban xây dựng chùa Hương đã kiến thiết Quán Âm kiều lộ trước cửa động Hương tích, mở rộng đường Triều Sơn từ bến Trò lên Tam bảo Thiên trù, Hai dãy tả-hữu vu lầu Tứ thiên vương vốn từ thời Tổ đệ cửu đã không còn, nay cũng phục dựng trên nền gốc cũ. Ba tháng xuân hội, Phật tử muôn phương khát ngưỡng Phật ân trở về chiêm bái, cần một nơi rộng rãi làm trú xá và để thính Pháp giảng Kinh… nên Hương Nghiêm pháp đường xuất hiện. Và hơn hết những công trình sắc tướng hiển hiện thành tựu chỉ có hai điều:

Một là tự thấy đã không có phụ ân nghĩa Tôn sư, kế thừa mạng mạch sơn môn, kiến toàn Phật cảnh thánh địa của Quán âm đại sỹ.

Hai là bảo thạch tháp Chân – Tịnh, nơi an trí nhục thân Tổn sư kết tinh bởi tấm lòng của pháp tử được hoàn thành như nguyện. Thành đại nguyện tương ưng Tam mật Viên quang tâm chân tính Nhị đề

Đến và Đi như lý thường nhật-nguyệt, bản tâm tịch nhi thưởng chiếu đâu cần minh chứng với trần gian. Nhưng nếu chẳng lưu hình e hậu thế lơ là bóng Tổ, sơ tâm quên mất ân sâu của bậc tiền nhân. Nạp Tăng tôi đành cưỡng lý, mượn sự hữu hạn giả tạm của ngôn từ để đặt bút thành văn, lập bia ký sự ghi lại đôi điều cho chu viên Đạo nghiệp.

Lịch đại sư Tổ trụ trì Tùng lâm Hương Tích – Thiên Trù

Đệ nhất sư Tổ khai sơn trụ trì Hoà thượng Viên Quang chân nhân, quốc phong thượng lâm viện, hiệu Viên Giác tôn giả Bồ tát
Đệ nhị sư Tổ trụ trì Maha sa môn pháp danh An Trụ Thích Cương Trực,tự Thông Dụng Bồ tát
Đệ tam sư Tổ trụ trì Maha sa môn pháp danh Phả Chiêm Thích Tuấn Nhã, huỷ Phạm Thiệu Bồ tát
Đệ tứ sư Tổ trụ trì Maha Bật số pháp tự Chiếu Trị hiệu Tam giáo Tổ sư Bồ tát
Đệ ngũ sư Tổ trụ trì Maha sa môn pháp danh Thích Thông Lâm, huý Đoan Bồ tát
Đệ lục sư Tổ trụ trì Maha tỷ sa môn pháp danh Tâm Chúc Thích Hoàng Hoàng, hiệu Minh Chính Bồ tát
Đệ thất sư Tổ trụ trì Maha sa môn pháp danh Thanh Hữu Thích Minh Mẫn Bồ tát
Đệ bát sư Tổ trụ trì Maha sa môn pháp danh Thanh Quyết Thích Đôn Mẫn, thuỵ hiệu Nhẫn Nhục Bồ tát
Đệ cửu sư Tổ trụ trì Maha sa môn pháp danh Thích Trí Tích,thuỵ hiệu Phả Minh Bồ tát
Đệ thập sư Tổ trụ trì Maha sa môn pháp danh Thích Thanh Chân-thuy hiệu Chân Như Bồ tát
Đệ thập nhất sư Tổ trụ trì Maha sa môn A-xả- lê thượng sư Thích Viên Thành,tự Nguyệt Trí hiệu Thuần Hoà Bồ tát

Phật đản nhật năm Canh Tý – Phật lịch 2564 – DI.2020
Sa môn Thích Minh Hiền